Phương thức xét tuyển học bạ năm 2022 của 16 trường đại học
Nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố phương án tuyển sinh năm 2022,…
Nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố phương án tuyển sinh năm 2022, trong đó điểm đặc biệt khiến học sinh và phụ huynh quan tâm là việc các trường bổ sung nhiều phương thức xét tuyển. Nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố phương thức tuyển sinh, trong đó xét học bạ là phương thức được nhiều trường chú trọng. Sau đây là tổng hợp một số phương thức tuyển sinh của 16 trường Đại học khu vực miền Bắc đã được công bố mới nhất năm 2022.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: bổ sung phương thức xét học bạ dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT vào công tác tuyển sinh. Dự kiến, trường sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) với khoảng 15% của tổng 7.120 chỉ tiêu.
Bên cạnh đó, trường cũng triển khai phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, chứng chỉ quốc tế như năm 2021. Theo đó, việc bổ sung này nhằm đa dạng hóa phương thức xét tuyển và tạo thêm cơ hội cho các thí sinh có nhu cầu xét tuyển vào các ngành do trường đào tạo.
Trường Đại học Điện lực: năm nay nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ 15/2/2022 đến 20/6/2023. Với 4 phương thức để tuyển 3.330 chỉ tiêu dự kiến, trường sẽ có hơn 900 chỉ tiêu sẽ được xét tuyển bằng học bạ theo 4 tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh) và D01 (Toán, Văn, Anh). Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba năm học THPT của ba môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên. Thí sinh có tổng điểm xét tuyển từ 18 trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ.
Trường Đại học Luật Hà Nội: năm nay dự kiến tuyển sinh 2.265 chỉ tiêu hệ đại học, với phương thức xét học bạ, Đại học Luật Hà Nội xét tuyển 50% chỉ tiêu (so với 40% của năm 2021) theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT (theo học bạ) – ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao (dự kiến sẽ cộng thêm 1 – 1.5 điểm vào tổng điểm xét tuyển).
Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp: dự kiến tuyển 4.300 chỉ tiêu đại học chính quy. Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) với tổng chỉ tiêu dự kiến tối thiểu 10 %.
Học viện chính sách và phát triển: tuyển 1.550 chỉ tiêu, trong đó, phương thức xét học bạ chiếm khoảng 20% tổng chỉ tiêu. Theo đó, trường quy định đối tượng cụ thể như sau: Thí sinh học các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7.5 điểm trở lên. Thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7.5 trở lên, riêng ngành Quản lý nhà nước đạt từ 7.0 điểm trở lên.
Trường Đại học Thương Mại: năm nay dự kiến sẽ tuyển 4.150 chỉ tiêu tuyển sinh theo 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét học bạ dự kiến chiếm 5-6%, trường cũng ra yêu cầu chỉ áp dụng phương thức này đối với các thí sinh là trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các các trường THPT trọng điểm quốc gia.
Trường Đại học Công nghệGiao thông vận tải: với 4 phương thức xét tuyển dự kiến sẽ tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu. Với phương thức xét tuyển học bạ trường dự kiến sẽ tuyển từ 20-40% tổng chỉ tiêu. Điều kiện xét tuyển của trường là các thí sinh phải có tổng điểm của Tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 >= 18.0. Trường sẽ xét điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.
Đại học Tôn Đức Thắng: dự kiến sẽ tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu cho 40 ngành cho chương trình tiêu chuẩn, 17 ngành đào tạo chất lượng cao, 12 ngành giảng dạy bằng tiếng Anh, 11 ngành thuộc chương trình liên kết quốc tế, và 7 ngành cho chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở của trường. Với phương thức xét học bạ, trường có số chỉ tiêu là 50% chỉ tiêu các ngành.
Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng: dự kiến tuyển 3.100 chỉ tiêu theo 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT – xét tuyển học bạ là 595 chỉ tiêu. Trường hợp nhiều thí sinh có cùng tổng điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, nhà trường xét tuyển ưu tiên theo mức từ cao xuống thấp điểm xét tuyển môn Toán.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng: năm nay dự kiến sẽ tuyển sinh 1.300 chỉ tiêu với 5 phương thức tuyển sinh. Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT – xét tuyển học bạ, trường chỉ lấy 58 chỉ tiêu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam: dự kiến tuyển sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ. Dự kiến, trường sẽ chia làm 2 đợt, đợt 1 diễn ra từ ngày 1/3/2022 đến ngày 24/9/2022, đợt 2 từ ngày 5/5/2022 đến ngày 15/6/2022. Theo đó, yêu cầu các thí sinh phải có điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20,0 điểm trở lên.
Trường Đại học Ngoại thương: năm nay dự kiến sẽ tiếp tục giữ nguyên 6 phương thức tuyển sinh như năm 2021. Trong đó, trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng:
(1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường);
(2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc 12;
(3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên;
(4) thí sinh xét tuyển kết hợp điểm học bạ và bằng chứng chỉ tiếng anh quốc tế;
(5) thí sinh xét tuyển kết hợp điểm THPTQG và bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế;
(6) thí sinh xét tuyển bằng điểm THPTQG.
Đại học Thủy lợi: năm 2022 dự kiến sẽ xét tuyển 5.000 chỉ tiêu bao gồm Cơ sở chính Hà Nội và cơ sở tại Phân hiệu Miền Nam – TP.Hồ Chí Minh. Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học bạ, Đại học Thủy lợi xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển.
Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG TP.HCM): xét tuyển bằng điểm học bạ của 3 năm THPT, từ 10 – 20% chỉ tiêu với tiêu chí xét tổng điểm trung bình của 3 môn của 3 năm học THPT theo khối đăng ký xét tuyển. Trường dự kiến sẽ tuyển sinh theo phương thức xét học bạ theo 2 đợt dành cho các chương trình liên kết.
Đại học Kiến trúc TP.HCM: dự kiến sẽ xét tuyển học bạ đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại các trường THPT chuyên năng khiếu trên cả nước. Với ngành Kỹ thuật xây dựng, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Quản lý xây dựng: Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên. Với thí sinh xét tuyển vào các ngành năng khiếu: Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên, điểm thi môn năng khiếu trong kỳ thi bổ sung môn năng khiếu do ĐH Kiến trúc TP.HCM tổ chức năm 2022 phải đạt từ 5.0 trở lên.
Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM: năm nay sẽ xét học bạ theo 2 hình thức. Nếu xét học bạ lớp 12 thì yêu cầu thí sinh phải có kết quả học tập theo tổ hợp 3 môn xét tuyển đạt tổng điểm trung bình năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên. Nếu xét tuyển học bạ 3 học kỳ, thí sinh cần có tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển (gồm học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên. Theo công bố, thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trường từ tháng 3/2022.
Ngoài ra, một số trường đại học khác cũng đã công bố phương thức xét tuyển học bạ trên các kênh thông tin. Trong đó các trường đã nêu rõ tổ hợp, phương thức xét tuyển và chỉ tiêu từng ngành cũng như các mốc thời gian nhận hồ sơ, thông báo kết quả sơ tuyển.
Đến với Global E-learn, học viên được hỗ trợ một buổi kiểm tra và đánh giá năng lực miễn phí. Học viên sẽ có cơ hội tham gia học tập trong mô hình 1 thầy 1 trò với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong việc luyên thi THPTQG và luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ Quốc tế. Ngoài ra E-learn còn có hệ thống đánh giá ngay sau mỗi buổi học và kiểm tra trình độ thường xuyên để đảm bảo học viên tiến bộ và việc học đạt hiệu quả cao.
Hãy để bạn có thể tận hưởng các khóa học tiếng Anh trực tuyến chất lượng cao từ E-learn nhé!
(theo Giáo dục – Hướng nghiệp/Tuyển sinh – Báo Dân trí)